Dưới đây là một số những bài viết nhắm vào những đoạn hoặc ý niệm trong Kinh Thánh thường bị giải thích sai lạc.
Dĩ nhiên có một số đoạn Kinh thánh khó hiểu đòi hỏi kiến thức về bối cảnh lịch sử và văn hóa, nhưng cũng có dủ những chân lý nền tảng rõ rệt dễ hiểu hầu người tín hữu có thể dựa vào đó mà sống suốt cuộc đời. Tôi thích dùng sự so sánh với một mặt phẳng được xác định bởi ba điểm. Hãy gọi đây là mặt phẳng chân lý. Trong Kinh Thánh chứa đựng rất nhiều hơn chỉ 3 điểm chân lý để xác định chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thường kiểm soát những nhận thức, hoặc phân tích, dùng các điểm đó thì chúng ta không thể nào hiểu sai lời viết trong Kinh Thánh. Và khi đó chúng ta thấy các điểm đều qui về một hướng: Chúa Giê-su.
Tội này là tội gì?
Ðức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta đã đến thế gian đặng làm sự phán xét nầy: Hễ ai chẳng thấy, thì thấy; còn ai thấy, lại hóa mù. (Giăng 9:39)
Học theo từng câu trong sách Phi-líp
Học từng câu/đoạn theo sách Cơ-lô-se
Chúa đang nghỉ ngơi về việc gì? Nhiều người nghĩ rằng đó là Ngài nghỉ sau sáu ngày sáng tạo thế giới. Thật điều này không thể nào đúng vì Đức Chúa trời không hề mỏi mệt. Chúa làm điều gì cũng có mục đích. Mọi việc Ngài làm trước sự đến của Đấng Christ đều là hình bóng của những việc đến sau Ngài. Dầu Ngài khởi đầu với sự an nghỉ sau khi tạo nên loài người, Ngài vào sự an nghỉ cuối cùng sau khi ban sự cứu rỗi cho họ. Sự nghỉ này bắt đầu vào thời điểm Chúa Giê-su thốt lên lời cuối cùng trên cây thập tự: “Mọi sự đã được trọn.” Chính sự an nghỉ thứ nhì này là nơi Chúa muốn bạn vào với Ngài, nhưng trước hết, bạn phải hiểu đúng ý nghĩa của nó.
Lu-ca mở đầu ngụ ngôn này với giả luận rằng Chúa Giê-su kể chuyện này với dụng ý khuyên giục chúng ta hãy cầu nguyện luôn. Theo sự hiểu biết của tôi, Chúa Giê-su có dụng ý hoàn toàn khác.
Các bạn đã có từng bao giờ được nghe một bài giảng dựa trên đoạn Kinh thánh viết “Lắm người có cách ăn ở như là kẻ thù nghịch thập tự giá của Đấng Christ”? Điều gì được gợi nên ngay trong trí bạn khi suy nghĩ về ý nghĩa của nó? Tôi chắc rằng phần lớn các tín hữu hiểu sai đoạn Kinh thánh này.
Tín đồ Cơ-đốc thường được dạy phải nhìn lên Đấng Christ là một tấm gương lý tưởng để noi theo dấu chân Ngài, để trở nên mỗi ngày một giống Ngài hơn. Nhưng có thực đây là mục tiêu sống của người tín hữu theo lời Kinh thánh dạy không? Chúng ta hãy thử tìm hiểu.
Một đoạn Kinh thánh thường được dùng để đánh thức những tín hữu sống dường như đang mê ngủ trong đời sống đức tin, gọi họ thức dậy để đem nhiều kết quả cho Chúa. Phải chăng đây là lời kêu gọi để kẻ chết thuộc linh được vào sự sống, hay lời kêu gọi kẻ sống nhưng vật vờ yếu đuối?
Bạn có lẽ đã từng nghe danh hiệu về người tín hữu được tái sinh, nhưng sự tái sinh thực sự mang ý nghĩa gì?
Một nhà giải kinh viết sách với tựa đề được mượn để viết bài này. Sách đó nhắm vào mục đích giúp tín hữu chuẩn bị cho ngày Chúa tái lâm. Bài viết này đề nghị một phương cách xác quyết hơn, đặt nền tảng trên Kinh thánh, với cùng một mục đích.
Ít người tin Chúa biết rằng có một giao ước cũ và một giao ước mới, lại còn ít hơn nữa là những người biết tại sao có hai giao ước, và những khác biệt giữa các giao ước đó hầu họ có thể kinh nghiệm được sự đổi mới của tâm thần mình, một nền tảng mới trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Đây là tựa đề của một bài thánh ca phổ thông bày tỏ sự ao ước của một tấm lòng muốn được đổi thay. Lời kêu cầu từ sâu trong đáy lòng của hầu hết các tín hữu là biểu tượng của cái nhìn của họ về phúc âm. Họ muốn được sự đổi thay như thế nào? Bài viết này sẽ trình bày thực chất của vấn đề và đem đến câu trả lời cho nỗi niềm khao khát chính ra đã được Chúa ban trong suối nước hằng sống rồi.
Nhiều người tự hỏi “Tôi phải làm gì để được hưởng nước Trời?” Bằng chứng là người trẻ tuổi giàu có cũng hỏi Chúa Giê-su về điều đó trong Matthew 19:16. Đây là một câu hỏi chính đáng, nhưng câu trả lời lại không phải là một điều người hỏi đang tìm kiếm.
Philippians 2:12 khuyên chúng ta “lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình”, thế là các tín hữu sắn tay áo bận rộn làm việc nọ việc kia. Không những chỉ bận rộn mà thôi, họ còn làm việc trong sự sợ sệt run rẩy nữa. Bài viết này sẽ cho thấy lối giải thích phổ thông về các ý niệm “sợ hãi run rẩy” và “làm nên sự cứu rỗi” là không ổn và trái nghịch với nhiều chân lý khác trong Thánh Kinh.
Điều dường như chiếm trọn đời sống của người tín hữu là nan đề về tội lỗi, về việc họ không làm những điều nên làm và làm những việc họ không nên làm. Nan đề này cũng được phản ảnh qua đa số những tài liệu dạy dỗ Cơ-đốc nhằm mục đích giải quyết vấn đê dai dẳng này. Nhưng đoạn Kinh thánh chủ đề của bài viết này gọi những nỗ lực đó là điều sơ học dành cho con trẻ, và khuyên chúng ta nên tiến lên mức trưởng thành.
Hầu hết các tín hữu đều được nhiều lần nghe giảng về sự tự bỏ mình đi, vác thập tự giá, và theo Chúa Giê-su, phần thì để thỏa một mệnh lệnh, phần thì để được lời hứa rằng nếu làm theo sẽ có một đời sống tin kính vui thỏa. Phải chăng đây là ý Chúa Giê-su khi ngài phán những lời đó?
“Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Ðấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta. Anh em đã bởi phép báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại (Colossians 2:11-12—NET).”
Trước khi Chúa-Giê-su trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá, Ngài phán: “Mọi sự đã được trọn.” Cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ sau khi Ngài hoàn tất công cuộc sáng tạo trời đất, Chúa Giê-su cũng nghỉ sau khi Ngài hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Ý Ngài là mọi người được vào nơi an nghỉ của Ngài, nhưng phần lớn các tín hữu không kinh nghiệm được sự an nghỉ đó, con đường theo Chúa của họ vẫn nặng trĩu với những gánh nặng khi họ cố tìm cách đạt được điều mà không những Chúa Giê-su đã làm trọn cho họ, mà chỉ Ngài mới có quyền năng để làm điều đó.
Nhiều người e ngại rằng sự giảng dạy không giới hạn về ân điển Chúa sẽ khiến nhiều người lạm dụng nó, và khiến tội lỗi gia tăng. Nhưng Tiến Sĩ Chalmers, một nhà thần học của thế kỷ thứ 18, đã cho thấy thực tế không phải như vậy.
Một chữ bị dịch sai có thể thay đổi ý nghĩa của cả một đoạn Kinh thánh. Người dịch có thể vô tình, nhưng điều đó phản ảnh tín lý của họ, và có thể gây một ảnh hưởng sâu xa trong mối tương giao với Chúa, và cuối cùng sẽ dẫn người tín hữu đi lầm đường.
Matthew 5:48 viết về Chúa như sau: 'Các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.' Do đó, nếu bạn chưa được trọn vẹn thì khi nào bạn sẽ đạt được điều đó? Một buổi nhóm bồi linh nữa? Một tiệc thánh nữa? Một câu Kinh thánh nữa để ghi nhớ? Một linh hồn nữa để đem về với Chúa? Thật vậy, nếu bạn chưa được trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ngay giây phút này, thì bạn sẽ chẳng bao giờ trọn vẹn trước mặt Ngài.
Giữa hai điều, dạy một giáo lý sai lạc, và chống trả một giáo lý sai lạc, điều nào đáng quan tâm hơn?
Sự tha thứ của Chúa mang ý nghĩa gì với bạn? Ngài có còn bắt tội bạn nữa hay không?
Tiệc Thánh nhìn từ bối cảnh của Lễ Vượt Qua.
Bài viết này cho thấy lối giải thích phổ thông về ngụ ngôn này thì hoàn toàn khác với điều Chúa muốn dạy chúng ta trong Kinh Thánh. Dầu trong đèn của những người nữ chẳng có liên hệ gì đến tội lỗi hoặc việc làm.
Câu hỏi thường được các tín hữu nêu lên là: “Chúa có ý muốn gì cho đời sống tôi?” Nhiều sách vở đã được viết nhắm vào mục đích hướng dẫn người đọc làm sao để tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Thế nhưng hầu hết không thấy được ý nghĩa chân thực của “ý Chúa” cho những người đang tìm kiếm nó trong cuộc sống.
“Tin cậy vâng lời, Nào nhờ cách gì trong đời, Muốn hưởng phước thiên thượng ai ơi! Hằng duy tin cậy vâng lời.”
Phần lớn các tín hữu nghĩ về đường hẹp mà Chúa Giê-su đã phán là đường đòi hỏi sự hy sinh của chính bản thân, những của cải và lạc thú đời này, là con đường đối nghịch với đường rộng nói lên một đời sống thanh nhàn theo đuổi những sự thuộc về thế gian. Nhưng thực ra đây không phải là ý mà Chúa Giê-su nói đến.
Sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin mà thôi, hay bởi đức tin cộng với việc làm? Phải chăng chúng ta phải thêm việc làm vào đức tin để được cứu?
“Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Ðấng Christ (Galatians 6:2)”
Theo gương Đấng Christ (Thomas A. Kempis). Loài người có thể bắt chước Đức Chúa Trời?
Chúng ta đã từng nghe nói về Mười Điều Răn, nhưng có ai biết rằng từ nguyên thủy Chúa đã cho dân sự của Ngài một sự lựa chọn giữa luật pháp và ân điển? Khi đưa người Do-thái ra khỏi xứ Ai-cập, Chúa đã gánh họ trên cánh chim ưng. Nói cách khác, Ngài đã giải thoát họ bằng ân điển. Nhưng thay vì thỏa lòng sống trong ân điển Chúa, họ lại muốn sống dưới luật pháp.
Bài viết này bày tỏ một quan điểm khác với hầu hết các sách giải kinh và giảng luận khắp nơi rằng chủ đề này mang một ý nghĩa khác với các quan điểm phổ thông.
Hebrews 12:4. Ý nghĩa của câu Kinh Thánh *"Trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh chị em chống cự chưa đến mức đổ máu."?* Phải chăng mục đích của đời sống tín hữu là chống trả với tội lỗi?
Làm sao chúng ta có thể đầu phục Chúa nếu "xác thịt có những dục vọng trái với Thánh Linh" (Galatians 5:17) và: "... tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét (Romans 7:15)."
1Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? 2Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? (Romans_6:1—NET).
Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi (Luke 10:27)
Rất nhiều bài vở đã được viết về chủ đề "Hầu Việc Chúa." Những người đang làm một việc gì đó liên hệ đến đức tin thì nghĩ rằng họ đang hầu việc Chúa. Người viết sách về sự hầu việc Chúa nghĩ rằng họ đang làm công việc đó. Thế còn những người đang nhận lãnh những sự chỉ dạy đó, họ biết phải làm gì để hầu việc Ngài?
Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm (Matthew 6:7).
Ân điển có thể chỉ là một từ được dùng để nói lên một khía cạnh của thần học, hay là nó có thể là một điều quí báu mà hầu như đa số đều mù loà về nó cho đến khi mắt họ mở ra để nhìn thấy quyền năng thay đổi đời sống.
Bạn vẫn thường sống đời tin kính như một người đi trên giây? Trật một bước là rơi xuống?
Không phải chỉ riêng gì tín hữu đạo Tin Lành mới có khái niệm về sự khổ đau là phương tiện để tấn tới trong đời sống tâm linh. Hầu như mọi tôn giáo đều coi trọng sự xả thân vì đạo. Riêng trong đạo Tin Lành, Kinh thánh nói gì về sự chịu khổ? Chúng ta hãy nhìn sâu vào sự chịu khổ của Đấng Christ để thử nghiệm khái niệm của chúng ta về sự chịu khổ với, hoặc cho, Chúa có thực đúng với ý của sứ đồ Phao-lô khi ông viết đoạn Kinh thánh Romans 8:17 không.
Hebrews 10:26-27 viết về tội gì? Những tội thông thường mà người tin Chúa nên tránh bằng mọi giá? Hoặc một điều gì đó đặc biệt khiến tác giả phải viết lời cảnh cáo nghiêm trọng?
Một dẫn chứng thực tế trong đời sống cho thấy ân điển Chúa có quyền năng khiến chúng ta làm được những điều mà trước kia chúng ta không làm được vì kiệt quệ trong sợ hãi.
Thoạt nhìn, hầu như không cần ai dạy bảo, hầu như ai cũng đi đến kết luận rằng làm chết các việc của chi thể nghĩa là chiến thắng được mọi cám dỗ của xác thịt. Nhưng từ tiết của thư Rô-ma có cho chúng ta đi đến kết luận đó hay không?
Đây không phải là một ngụ ngôn của Chúa Giê-su, nhưng được viết trong dạng một ngụ ngôn để thúc dục người đọc làm trọn vẹn vai trò quan khâm sai của Đức Chúa Trời: rao truyền tin mừng cứu rỗi y như Chúa đã giao cho, đừng thêm hoặc bớt gì.
Một câu Kinh Thánh quen thuộc nhưng rất thường bị giải thích sai. Trường Thần Học không dạy điều này nhưng thường được lồng trong những bài giảng và được nhiều người chấp nhận. Sự hiểu và ứng dụng sai lầm này sẽ ...
Bài viết này sẽ cho thấy đây là một cái nhìn trần tục, nhưng chính là nền tảng của các tôn giáo trên thế gian.
Hiểu đúng ý nghĩa của ngụ ngôn này sẽ giúp người tín hữu thoát khỏi sự hoang mang không biết mình thuộc loại đất nào. Cách giải thích phổ thông sẽ khiến nhiều tín hữu tự hỏi không biết mình có được cứu không, đừng nói đến sự có kết quả cho Chúa (Matthew 13:1-23).
Ngụ Ngôn này không nói về tiền của, nhưng là một lời mỉa mai những kẻ tưởng họ có thể dùng tiền của mua nước thiên đàng (Matthew 13:1-23, Luke 16:1-8).
Mục đích của ngụ ngôn này không phải để dạy chúng ta làm sao để được cứu, nhưng để chứng tỏ cho chúng ta thấy sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin nơi Đấng Christ.
Ngụ Ngôn này nói về sự sắp đến của một kỷ nguyên mới: giao ước mới giữa Thượng Đế và nhân loại (Luke 16:1-8).
https://vacsf.org/viet-studies/