Sách Ga-la-ti

Sách Ga-la-ti

Martin Luther bày tỏ rằng “quyển sách nhỏ Ga-la-ti này là lá thơ của riêng tôi; tôi đã cưới nó, và nó đã trở nên hiền thê của tôi.” Cũng đồng một phương cách với những lời ghi chú về sách Rô-ma, các bài viết này cũng chẳng dựa vào một nguồn nào khác ngoại trừ chính quyển Kinh Thánh là bình luận gia của chính nó.

Chương 1

A-na-thê-ma: Sự trở về với luật pháp

Phao-lô khởi đầu với sự nhấn mạnh về chức vụ sứ đồ của ông. Lời chúc thăm “ân điển và bình an”, lời ông thường chúc trong những lá thư, là sự thách thức trực tiếp, hoặc lời nhắc nhở, với người Ga-la-ti rằng ấy là nhờ ân điển, chẳng phải việc làm, còn sự bình an thì họ sẽ không được hưởng nếu họ trởi về với luật pháp. Ông kinh ngạc vì người Ga-la-ti lại mau chóng quay về với lụật pháp Môi-se, và ông gọi điều này là sự bóp méo tin lành; là sự trộn lẫn việc làm với ân điển. Ông cảnh cáo họ về “anathema,” tiếng Hy-lạp dịch là “thuộc về ma quỉ và đáng bị rủa xả, nếu họ theo đuổi một tin lành mà chẳng phải là tin lành chỉ cậy nơi ân điển Chúa.

Chương 2

Sự xưng công bình bởi đức tin

Quyền phối hợp trong cương vị sứ đồ, về phép cắt bì được công nhận bởi các sứ đồ. Điều này được dẫn chứng qua sự Phi-e-rơ bị quở mắng vì ông không giữ vững lập trường ở An-ti-ốt, về vấn đề cắt bì cho tín hữu khong thuộc gốc Do-thái: Phao-lô biện luận về sự bất tương đồng giữa Do-thái Giáo và sự xưng công bình bởi đức tin.

Chương 3

Mục đích chính của luật pháp

Sứ đồ Phao-lô khiển trách hội thánh Ga-la-ti vì đã lìa bỏ đức tin để cậy nơi luật pháp. Ông tiếp tục khuyên nhủ họ rằng sự xưng công bình chỉ được nhờ đức tin, và Đức Chúa Trời hứa ban sự sống đời đời cho những kẻ tin cả mấy trăm năm trước khi luật pháp được ban cho loài người, và lời đức chúa trời đã hứa thì không hề bị hủy bỏ trong bất kỳ trường hợp nào. Luật pháp được ban cho để nhân loại ý thức họ cần Đấng Cứu Thế, chứ không phải để ban sự công chính.

Chương 4

Nô lệ và tự do

Phao-lô tiếp tục chứng minh với người Ga-la-ti rằng sự lệ thuộc của họ vào luật pháp chấm dứt khi đấng Christ đến. Ông dùng hình ảnh người kế tự phục dưới quyền người quản lý cho đến khi trưởng thành. Phao-lô dùng sự tích Y-sác và Ích-ma-ên để chứng tỏ sự mong muốn của người Ga-la-ti được trở về dưới luật pháp là điều trái nghịch với tin lành tự do.

Chương 5

Trật phần ân điển

Phao-lô kêu gọi tín hữu Ga-la-ti đứng vững trong sự tự do trong Đấng Christ, đứng vững trước áp lực trở về với luật pháp qua phép cắt bì (hay là sự xưng công bình bởi sự tuân theo luật pháp). Bước đi trong Thánh Linh, thay vì cậy luật pháp, hầu họ có thể sống trong tình yêu thương, và sanh bông trái Thánh Linh.

Chương 6

Chớ trở về với luật pháp

Dịu dàng với người bị vấp phạm. Gánh nặng của sự tuân giữ luật pháp. Tiếp tục cảnh cáo về phép cắt bì và sự cậy luật pháp. Lời chúc bình an.

Filed under: , and