Noi Gương Chúa Giê-su

Tín đồ Cơ-đốc thường được dạy phải nhìn lên Đấng Christ là một tấm gương lý tưởng để noi theo dấu chân Ngài, để trở nên mỗi ngày một giống Ngài hơn. Nhưng có thực đây là mục tiêu sống của người tín hữu theo lời Kinh thánh dạy không? Chúng ta hãy thử tìm hiểu.

Tấm gương toàn hảo

Sau khi tin Chúa, cuốn “Noi gương Đấng Christ” đã trở nên cuốn cẩm nang vỡ lòng về nếp sống Cơ-đốc. Thế rồi một ngày kia, sau vài thập niên, tôi nhận được một tập những thẻ đánh dấu sách mang tựa đề “Theo Chân Giê-su.” Đọc thoáng qua, tôi biết ngay đây là một đề tài quan trọng để viết. Tờ đánh dấu sách này đề nghị 5 khía cạnh, và trích ra các đoạn Kinh thánh hỗ trợ, khích lệ chúng ta noi gương Đấng Christ. Chúng ta hãy phân tích từng khía cạnh một.

1. Trau giồi Thánh Kinh

Lu-ca 2:46

Khỏi ba ngày, gặp Ngài tại trong đền thờ đang ngồi giữa mấy thầy thông thái, vừa nghe vừa hỏi. (Luke 2:46)

Không một dấu hiệu nào trong đoạn Kinh thánh này chứng tỏ Chúa Giê-su đã vào trong đền thờ để học Thánh Kinh. Cho rằng Ngôi Lời xuống thế gian để học hỏi về chính lời Ngài đã phán thì quả là điều không hợp lý. Một sự vô lý mà tôi đã thường nghe theo không chút ngại ngần. Chúa đã vào đền thờ không phải để làm học trò nhưng để làm thầy giáo. Dầu đoạn Kinh thánh có nêu lên sự Chúa đã đặt những câu hỏi với các thầy thông giáo, Ngài chắc đã không hỏi vì thiếu hiểu biết, nhưng Ngài đã hỏi với dụng ý vạch ra sự dốt nát và giả hình của họ.

Ma-thi-ơ 4:4,4:7,4:10

4But he answered, “It is written, ‘Man does not live by bread alone, but by every word that comes from the mouth of God.’” 7Jesus said to him, “Once again it is written: ‘You are not to put the Lord your God to the test.’” 10Then Jesus said to him, “Go away, Satan! For it is written: ‘You are to worship the Lord your God and serve only him.’” (Matthew 4:4,4:7,4:10)

Chúng ta cũng có thể đi đến cùng một kết luận về những câu Kinh thánh liệt kê ở trên. Chúng không chứng tỏ gì về sự Chúa cần trau giồi Thánh Kinh. Vì đâu mọi người đều nghĩ Chúa Giê-su cần học hỏi như người phàm xác thịt? Một đằng họ dạy rằng Chúa là Đấng vô sở bất tri, đằng khác họ dạy rằng Chúa chẳng khác gì loài thọ tạo hư mất.

2. Đầu phục ý Chúa

Lu-ca 22:42

“Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!” (Luke 22:42)

Ma-thi-ơ 6:10

Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời! (Matthew 6:10)

Yếu tố thúc đẩy Chúa Giê-su làm theo ý Đức Chúa Cha hoàn toàn khác với chúng ta. Chúng ta đầu phục vì bị bó buộc, hoặc vì sự thúc đẩy từ người khác, hoặc một yếu tố nào đó từ bên ngoài. Nhưng Chúa Giê-su không dưới những ảnh hưởng đó. Ngài chẳng sống dưới sự sợ hãi, đe dọa, hoặc bất an vì chẳng hề gánh chịu hậu quả của tội lỗi.

2 Các Vua 5:14

Người bèn xuống sông Giô-đanh, và tắm mình bảy lần, theo như lời truyền của người Đức Chúa Trời. Người liền được sạch, và thịt người trở nên như trước, giống như thịt của một đứa con nít nhỏ. (2 Kings 5:14)

Theo văn mạch của đoạn Kinh thánh trên, chúng ta biết rằng vua Na-a-man đã chẳng tự nguyện làm theo lời truyền của nhà tiên tri. Ông đã dầm mình dưới sông bảy lần chỉ vì biết rằng không còn cách nào khác.

3. Những chọn lựa theo ý Chúa

Giăng 8:29

Đấng đã sai ta đến vẫn ở cùng ta, chẳng để ta ở một mình, vì ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài.” (John 8:29)

Giăng 4:34

Đức Chúa Jêsus phán rằng: Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài. (John 4:34)

Quả là một sự dại dột khi chúng ta nghĩ rằng Chúa Giê-su phải chiến đấu nội tại trong sự lựa chọn giữa sự không vâng lời hoặc làm theo ý Đức Chúa Cha. Trong bản chất thần linh Ngài không phải đối diện với nan đề đó. Mọi sự Ngài làm đều là tốt lành vì Ngài chính là Đức Chúa Trời.

1 Giăng 2:6b

Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm. (1 John 2:6)

Cả bài viết này đều nhằm mục đích bác bỏ ý niệm về sự bắt chước Đấng Christ. Chúng ta hãy tạm đình nói về vấn đề này cho đến phần kết luận.

4. Thái độ khiêm tốn

Phi-líp 2:7-8

chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. (Philippians 2:7-8)

Giăng 13:5

Kế đó, Ngài đổ Nước vào chậu, và rửa chơn cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chơn cho. (John 13:5)

Chúa Giê-su không gặp trở ngại gì về sự tự hạ mình vì ít nhất hai lý do. Một là Ngài không bị tự ti mặc cảm do đó trong Ngài không có sự thèm khát được người khác tôn vinh. Và hai là địa vị tối cao của Ngài chẳng hề bị thách thức bởi bất cứ loài thọ tạo nào.

Khi một người làm một cử chỉ phục vụ khiêm nhường nào đó, chắc phải ngầm có sự đòi hỏi phải hy sinh quyền lợi cá nhân. Nhưng Chúa Giê-su chẳng phải chịu mất mát gì vì chẳng ai có thể cướp điều chi từ Ngài. Thần tính của Ngài là bất diệt. Ngài sẽ chẳng bao giờ mang tâm trạng bất an.

Chúng ta có thể nói như vậy chăng về loài người hư mất? Chúng ta phải luôn đối diện với sự xung đột với bản chất xác thịt cứ đòi hỏi phải được vinh quang. Chúng ta không thể nào đòi hỏi loài người ích kỷ làm một hành động vị kỷ.

5. Tha thứ người khác

Lu-ca 23:34

Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. (Luke 23:34)

Chẳng nghi ngờ gì Chúa Giê-su đã tha thứ những kẻ đã có những hành động tàn nhẫn đối với Ngài, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải, hoặc có khả năng, làm được điều tương tự.

Ma-thi-ơ 6:12

Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi. (Matthew 6:12)

Công Vụ 7:59-60

Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi. Đoạn, người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ! Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ. (Acts 7:59-60)

Để có thể tha thứ được người khác, lòng một người phải có tràn ngập tình yêu. Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, do đó chính Ngài là tinh túy của sự yêu thương. Loài người cưu mang những căm hờn vì những tổn thương còn gặm nhấm trong đáy tim. Vì lý do đó, đòi hỏi một người phải tha thứ như Chúa Giê-su là bắt họ phải cho điều mà chính họ không có. Nhưng ngược lại, hãy giúp họ đổ đầy lòng với tình yêu thiên thượng và sự tha thứ của Chúa, và rồi như thế quả tim tràn đầy mới có thể tha thứ cho người khác.

Chúa Giê-su, Đấng mà Kinh thánh gọi chính Ngài là sự yêu thương, thì dư khả năng để tha thứ như Ngài đã làm trên thập tự giá. Hơn thế nữa, Ngài không chỉ tha thứ những kẻ đã đóng đinh Ngài, mà cho cả thế gian. Còn về phần Ê-tiên, hẳn ông đã đầy dẫy Thánh Linh và ông được Ngài mở mắt để thấy cửa trời rộng mở, thì hẳn ông phải đang ở trong trạng thái hoàn toàn thích hợp. Chúng ta không thể đòi hỏi điều này trong nếp sống hằng ngày của người Cơ-đốc nhân.

Kết luận

Chúng ta hãy ôn lại một số điều mình biết về Chúa Giê-su. Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng vô tội. Ngài có khả năng tha thứ đến mức hàn gắn lại sự rạn nứt giữa Đức Chúa Trời và loài người. Ngài có khả năng làm cho người chết sống lại. Ngài có thể chữa lành những kẻ bệnh, nhất là loại bệnh mà chỉ Đấng Mê-si mới có thể chữa lành. Chẳng hạn như bệnh cùi, bệnh mù từ thuở sơ sinh, hoặc một số bệnh nan y khác. Ngài khiến bữa trưa của vài người đủ để cho hằng ngàn người ăn. Ngài chết trên thập tự giá để gánh sức nặng của tội lỗi toàn thế gian. Và Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết.

Giả luận của tờ đánh dấu sách là: “Người nào nói mình ở trong Chúa thì phải sống như Chúa Giê-su đã sống.” Bạn có sống được như Chúa đã sống không? Tại sao chỉ chọn một số điều được ghi nhận trong tờ đánh dấu sách? Đó là những điều nghe có vẻ có thể đạt được nhưng vẫn là điều không tưởng đối với loài người hư mất.

Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm. (Galatians 5:17)

Đòi hỏi người tín hữu làm điều mà chỉ Đấng Christ mới có thể làm nổi là giam cầm họ trong sự rối loạn suốt cuộc đời. Họ sẽ không bao giờ vững tin về sự cứu rỗi. Những vấp ngã thường xuyên khi tìm cách noi theo gương Đấng Christ thế nào cũng dẫn đến những nghi ngờ. Lối dạy dỗ này sẽ khiến người tín hữu trở nên tự kỷ ám thị không còn nhìn lên Chúa. Ban đầu họ có thể nhìn lên Chúa, nhưng rồi cuối cùng họ cũng hướng về chính bản ngã. Luật pháp là như vậy đó. Đức tin thì hướng mắt chúng ta về Đấng Christ, nhưng luật pháp thì lôi kéo mắt họ về chính mình.

Tốt hơn là chúng ta hãy coi những đức tính cổ võ bởi tờ đánh dấu sách như những trái Thánh Linh mà chỉ có thể được sinh ra từ nơi thiên thượng. Sự sinh bông trái hàm ý người tín hữu không nắm phần chủ động trong nẩy sinh của những bông trái đó. Trái lại, nếu họ càng chú đến bông trái bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu, nhưng nếu họ cứ chú nhìn Đấng Christ thì chính Ngài sẽ nẩy sinh bông trái trong đời sống họ.

Hãy nương cậy trong Chúa mỗi ngày và nỗ lực đạt được sự an nghỉ trong Ngài (Hebrews 4:11). Nếu người thợ gốm khéo quyết định trau chuốt một khía cạnh tuyệt mỹ nào đó trong tác phẩm của người thì chúng ta là ai mà tìm cách giúp người một tay? Hãy để Ngài làm ta kinh ngạc khi thấy bông trái nẩy nở trong cuộc sống, và đừng luống công vô ích nữa.

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen

Filed under: , , , , , and