Romans 6:12-14

Chớ để tội lỗi cai trị. Anh em chẳng thuộc dưới luật pháp. Lẽ thật giải phóng.

CHỚ ĐỂ TỘI LỖI CAI TRỊ

"12Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó.13Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Ðức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Ðức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình. (Romans 6:12-13)

Lối nhìn phổ thông

Các câu kinh thánh trên thường được dùng nhiều trong các bài giảng. Lớp Trường Chúa Nhật chúng ta thấy có một sự hòa hợp trong giáo lý xưng công bình bởi đức tin của Phao-lô từ đầu sách Rô-ma cho đến khi đọc đến hai câu kinh thánh được trích ở trên. Nhiều bạn trong lớp thấy có gì đó không ổn. Mặc dầu các câu này không nói trắng ra là xưng công bình bởi việc làm, nhưng chúng vẫn có thể bị hiểu lầm là như thế.

Chúng ta hãy tạm thời suy gẫm theo điều mình đọc thấy trong hai câu 12 và 13: “chớ để tội lỗi cai trị… chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi.” Chúng ta có thể cảm nhận ngay một vài vấn đề.

Trước hết, chẳng một người nào dưới ánh mặt trời có thể đến gần chứ đừng nói đến đạt được những tiêu chuẩn đó. Đó là một điều không tưởng. Khuyên giải làm gì nếu kẻ nhận lời khuyên không có khả năng làm được? Vậy chẳng phải là dẫn họ đến sự thất bại sao? Điều này sẽ ảnh hưởng gì đến niềm tin cứu rỗi của họ? Có người có thể cho rằng các câu kinh thánh này không nói về điều kiện của sự cứu rỗi, nhưng là lời khuyên bảo giúp họ sống đời tin kính. Nhưng thực tế là sự thất bại triền miên sẽ khiến ai cũng phải đặt câu hỏi không biết mình có thực sự được cứu hay không, hay là họ trở nên chai lì và bịt tai không thèm nghe nữa.

Nhưng các bạn không cần phải tin điều tôi nói. Vì chúng ta đọc được trong Rô-ma đoạn 7, các câu 18 và 25, là đoạn chúng ta sẽ học sau này:

Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; (Romans 7:18)

Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Ðức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi. (Romans 7:25)

Nếu “tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn,” và tôi “lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi,” thì có cơ hội nào tôi có thể làm trọn được “chớ để tội lỗi cai trị … chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi?”

Bạn nghĩ gì về sự mâu thuẫn hiển nhiên này trong cùng một lá thư từ cùng một tác giả? Or is it possible that the conventional interpretation of Romans 6:12-13 is incorrect, and that Paul is not referring to the typical law-based teaching of doing good and avoiding bad? This is something I am certain of.

Hiểu theo Giao Ước Mới

Theo Giao Ước Mới, lý do duy nhất mà tội lỗi không thể “cai trị trong xác thịt hay chết” của tôi là vì tôi không còn ở dưới luật pháp nữa, như được viết trong Romans 7:8: “… vì không có luật pháp thì tội lỗi chết đi.” Bạn có thể tự hỏi, tôi có thực được sống ngoài luật pháp không? Quả thực là được, vì theo Romans 7:6: “Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Ðức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự.”

Chúa giải phóng kẻ tin Ngài khỏi sự kềm tỏa của luật pháp để họ có thể hầu việc Ngài theo cách mới của Thánh Linh sự sống thay vì theo lối cũ của sự tuân thủ theo luật pháp.

Cách hiểu đúng theo thần học

Đã có một thời Chúa dùng Giao Ước Cũ qua luật pháp và các điều răn để phơi bày tình trạng hư hoại của nhân loại, rồi Ngài đem đến một kỷ nguyên mới với Giao Ước Mới mở cho họ một con đường chắc chắn dẫn đến sự cứu rỗi qua đức tin nơi Đấng Christ.

Dưới Giao Ước Mới, chúng ta chiến thắng tội lỗi không phải bởi sự chiến đấu với thịt và huyết (Ephesians 6:12), nhưng bởi đức tin nơi Đấng Christ, là Đấng đã thỏa mọi sự đòi hỏi của luật pháp bởi sự chết của Ngài trên thập giá. Đó là bạn được cứu bởi sự vâng lời của Ngài chứ không phải của chính bản thân bạn.

Tội lỗi không còn cai trị trên đời sống bạn vì mọi sự Chúa đã làm và bạn đặt niềm tin nơi Ngài, chứ chẳng phải nhờ khả năng của bạn để chống trả tội lỗi. Chân lý này cứ phải được nhắc đi nhắc lại cho đến khi rễ của nó đâm sâu vào mảnh đất đức tin của chúng ta. Và như thế, chúng ta mới đứng vững trước những giáo điều và lề lối có vẻ thiêng liêng nhưng thực ra chẳng có ích gì.

ANH EM CHẲNG THUỘC DƯỚI LUẬT PHÁP

14Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển. (Romans 6:14)

Câu kinh thánh này giúp chúng ta hiểu ý nghĩa thật của hai câu 12 và 13. Sống dưới luật pháp chứng tỏ tội lỗi vẫn còn cai trị bạn, vì thế, cách duy nhất để chiến thắng tội lỗi là sống trong ân điển.

LẼ THẬT GIẢI PHÓNG

Hai câu 12 và 13 gần giống như ngụ ngôn của Chúa Giê-su với những ẩn ý. Những người chỉ có một ý niệm mơ hồ sẽ không thể hiểu được ý nghĩa thực của chúng. Giải thích sai lầm sẽ dẫn đến giáo điều và cách ứng dụng sai lạc mang đến những hậu quả tai hại.

Mong rằng bài học này mang đến cho các bạn sự nhẹ nhàng tâm hồn khi biết rằng những gánh nặng luật pháp phải gánh chịu có lẽ là một phần trong chương trình của Chúa cho bạn trước khi ân điển được phô bày. Tôi chắc rằng sự đặt nặng về luật pháp đã có một lợi ích nào đó, vì giờ đây bạn đang suy gẫm về ân điển Chúa khi hát, “Chính tôi được yêu, sao có thể được?” Nhưng điều tối hậu, là ý Chúa là bạn được buông tha khỏi luật pháp để có thể thực sự sống cho Chúa chỉ bởi đức tin nơi Con Ngài là Đức Chúa Giê-su Christ.

Duy chỉ sự nhờ cậy nơi việc Chúa đã làm trọn mà bạn có thể đáp ứng được sự đòi hỏi của Romans 6:12-13. Chỉ có thế thôi. Đây là sự vâng lời chân thực nhất đối với luật của Thánh Linh sự sống. Đối với tín hữu của Giao Ước Mới, vâng theo luật của Giao Ước Cũ là không vâng lời vậy.

Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình, thì đã lìa khỏi Ðấng Christ, mất ân điển rồi. (Galatians 5:4)

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen

Filed under: , and