Tội này là tội gì?
Ðức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta đã đến thế gian đặng làm sự phán xét nầy: Hễ ai chẳng thấy, thì thấy; còn ai thấy, lại hóa mù. (Giăng 9:39)
Học theo từng câu trong sách Phi-líp
Học từng câu/đoạn theo sách Cơ-lô-se
Chúa đang nghỉ ngơi về việc gì? Nhiều người nghĩ rằng đó là Ngài nghỉ sau sáu ngày sáng tạo thế giới. Thật điều này không thể nào đúng vì Đức Chúa trời không hề mỏi mệt. Chúa làm điều gì cũng có mục đích. Mọi việc Ngài làm trước sự đến của Đấng Christ đều là hình bóng của những việc đến sau Ngài. Dầu Ngài khởi đầu với sự an nghỉ sau khi tạo nên loài người, Ngài vào sự an nghỉ cuối cùng sau khi ban sự cứu rỗi cho họ. Sự nghỉ này bắt đầu vào thời điểm Chúa Giê-su thốt lên lời cuối cùng trên cây thập tự: “Mọi sự đã được trọn.” Chính sự an nghỉ thứ nhì này là nơi Chúa muốn bạn vào với Ngài, nhưng trước hết, bạn phải hiểu đúng ý nghĩa của nó.
Lu-ca mở đầu ngụ ngôn này với giả luận rằng Chúa Giê-su kể chuyện này với dụng ý khuyên giục chúng ta hãy cầu nguyện luôn. Theo sự hiểu biết của tôi, Chúa Giê-su có dụng ý hoàn toàn khác.
Các bạn đã có từng bao giờ được nghe một bài giảng dựa trên đoạn Kinh thánh viết “Lắm người có cách ăn ở như là kẻ thù nghịch thập tự giá của Đấng Christ”? Điều gì được gợi nên ngay trong trí bạn khi suy nghĩ về ý nghĩa của nó? Tôi chắc rằng phần lớn các tín hữu hiểu sai đoạn Kinh thánh này.
Tín đồ Cơ-đốc thường được dạy phải nhìn lên Đấng Christ là một tấm gương lý tưởng để noi theo dấu chân Ngài, để trở nên mỗi ngày một giống Ngài hơn. Nhưng có thực đây là mục tiêu sống của người tín hữu theo lời Kinh thánh dạy không? Chúng ta hãy thử tìm hiểu.
Một đoạn Kinh thánh thường được dùng để đánh thức những tín hữu sống dường như đang mê ngủ trong đời sống đức tin, gọi họ thức dậy để đem nhiều kết quả cho Chúa. Phải chăng đây là lời kêu gọi để kẻ chết thuộc linh được vào sự sống, hay lời kêu gọi kẻ sống nhưng vật vờ yếu đuối?
Bạn có lẽ đã từng nghe danh hiệu về người tín hữu được tái sinh, nhưng sự tái sinh thực sự mang ý nghĩa gì?
Một nhà giải kinh viết sách với tựa đề được mượn để viết bài này. Sách đó nhắm vào mục đích giúp tín hữu chuẩn bị cho ngày Chúa tái lâm. Bài viết này đề nghị một phương cách xác quyết hơn, đặt nền tảng trên Kinh thánh, với cùng một mục đích.
Ít người tin Chúa biết rằng có một giao ước cũ và một giao ước mới, lại còn ít hơn nữa là những người biết tại sao có hai giao ước, và những khác biệt giữa các giao ước đó hầu họ có thể kinh nghiệm được sự đổi mới của tâm thần mình, một nền tảng mới trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Đây là tựa đề của một bài thánh ca phổ thông bày tỏ sự ao ước của một tấm lòng muốn được đổi thay. Lời kêu cầu từ sâu trong đáy lòng của hầu hết các tín hữu là biểu tượng của cái nhìn của họ về phúc âm. Họ muốn được sự đổi thay như thế nào? Bài viết này sẽ trình bày thực chất của vấn đề và đem đến câu trả lời cho nỗi niềm khao khát chính ra đã được Chúa ban trong suối nước hằng sống rồi.
Nhiều người tự hỏi “Tôi phải làm gì để được hưởng nước Trời?” Bằng chứng là người trẻ tuổi giàu có cũng hỏi Chúa Giê-su về điều đó trong Matthew 19:16. Đây là một câu hỏi chính đáng, nhưng câu trả lời lại không phải là một điều người hỏi đang tìm kiếm.
Philippians 2:12 khuyên chúng ta “lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình”, thế là các tín hữu sắn tay áo bận rộn làm việc nọ việc kia. Không những chỉ bận rộn mà thôi, họ còn làm việc trong sự sợ sệt run rẩy nữa. Bài viết này sẽ cho thấy lối giải thích phổ thông về các ý niệm “sợ hãi run rẩy” và “làm nên sự cứu rỗi” là không ổn và trái nghịch với nhiều chân lý khác trong Thánh Kinh.
Điều dường như chiếm trọn đời sống của người tín hữu là nan đề về tội lỗi, về việc họ không làm những điều nên làm và làm những việc họ không nên làm. Nan đề này cũng được phản ảnh qua đa số những tài liệu dạy dỗ Cơ-đốc nhằm mục đích giải quyết vấn đê dai dẳng này. Nhưng đoạn Kinh thánh chủ đề của bài viết này gọi những nỗ lực đó là điều sơ học dành cho con trẻ, và khuyên chúng ta nên tiến lên mức trưởng thành.
Hầu hết các tín hữu đều được nhiều lần nghe giảng về sự tự bỏ mình đi, vác thập tự giá, và theo Chúa Giê-su, phần thì để thỏa một mệnh lệnh, phần thì để được lời hứa rằng nếu làm theo sẽ có một đời sống tin kính vui thỏa. Phải chăng đây là ý Chúa Giê-su khi ngài phán những lời đó?
https://vacsf.org/articles-viet/