Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi (Luke 10:27)
Rất nhiều bài vở đã được viết về chủ đề "Hầu Việc Chúa." Những người đang làm một việc gì đó liên hệ đến đức tin thì nghĩ rằng họ đang hầu việc Chúa. Người viết sách về sự hầu việc Chúa nghĩ rằng họ đang làm công việc đó. Thế còn những người đang nhận lãnh những sự chỉ dạy đó, họ biết phải làm gì để hầu việc Ngài?
Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm (Matthew 6:7).
Ân điển có thể chỉ là một từ được dùng để nói lên một khía cạnh của thần học, hay là nó có thể là một điều quí báu mà hầu như đa số đều mù loà về nó cho đến khi mắt họ mở ra để nhìn thấy quyền năng thay đổi đời sống.
Bạn vẫn thường sống đời tin kính như một người đi trên giây? Trật một bước là rơi xuống?
Không phải chỉ riêng gì tín hữu đạo Tin Lành mới có khái niệm về sự khổ đau là phương tiện để tấn tới trong đời sống tâm linh. Hầu như mọi tôn giáo đều coi trọng sự xả thân vì đạo. Riêng trong đạo Tin Lành, Kinh thánh nói gì về sự chịu khổ? Chúng ta hãy nhìn sâu vào sự chịu khổ của Đấng Christ để thử nghiệm khái niệm của chúng ta về sự chịu khổ với, hoặc cho, Chúa có thực đúng với ý của sứ đồ Phao-lô khi ông viết đoạn Kinh thánh Romans 8:17 không.
Hebrews 10:26-27 viết về tội gì? Những tội thông thường mà người tin Chúa nên tránh bằng mọi giá? Hoặc một điều gì đó đặc biệt khiến tác giả phải viết lời cảnh cáo nghiêm trọng?
Một dẫn chứng thực tế trong đời sống cho thấy ân điển Chúa có quyền năng khiến chúng ta làm được những điều mà trước kia chúng ta không làm được vì kiệt quệ trong sợ hãi.
Thoạt nhìn, hầu như không cần ai dạy bảo, hầu như ai cũng đi đến kết luận rằng làm chết các việc của chi thể nghĩa là chiến thắng được mọi cám dỗ của xác thịt. Nhưng từ tiết của thư Rô-ma có cho chúng ta đi đến kết luận đó hay không?
Đây không phải là một ngụ ngôn của Chúa Giê-su, nhưng được viết trong dạng một ngụ ngôn để thúc dục người đọc làm trọn vẹn vai trò quan khâm sai của Đức Chúa Trời: rao truyền tin mừng cứu rỗi y như Chúa đã giao cho, đừng thêm hoặc bớt gì.
Một câu Kinh Thánh quen thuộc nhưng rất thường bị giải thích sai. Trường Thần Học không dạy điều này nhưng thường được lồng trong những bài giảng và được nhiều người chấp nhận. Sự hiểu và ứng dụng sai lầm này sẽ ...
Bài viết này sẽ cho thấy đây là một cái nhìn trần tục, nhưng chính là nền tảng của các tôn giáo trên thế gian.
Hiểu đúng ý nghĩa của ngụ ngôn này sẽ giúp người tín hữu thoát khỏi sự hoang mang không biết mình thuộc loại đất nào. Cách giải thích phổ thông sẽ khiến nhiều tín hữu tự hỏi không biết mình có được cứu không, đừng nói đến sự có kết quả cho Chúa (Matthew 13:1-23).
Ngụ Ngôn này không nói về tiền của, nhưng là một lời mỉa mai những kẻ tưởng họ có thể dùng tiền của mua nước thiên đàng (Matthew 13:1-23, Luke 16:1-8).
Mục đích của ngụ ngôn này không phải để dạy chúng ta làm sao để được cứu, nhưng để chứng tỏ cho chúng ta thấy sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin nơi Đấng Christ.
Ngụ Ngôn này nói về sự sắp đến của một kỷ nguyên mới: giao ước mới giữa Thượng Đế và nhân loại (Luke 16:1-8).
https://vacsf.org/articles-viet/page3/