1 Giăng 4:12-21

Nếu chúng ta yêu nhau. Bởi điều này. Xưng Giê-su là Con Trời. Mạnh bạo trong ngày đoán xét.

11Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Ðức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. 12Chưa hề có ai thấy Ðức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Ðức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta. 13Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta. 14Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Ðức Chúa Cha đã sai Ðức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian. 15Ví bằng có ai xưng Ðức Chúa Jêsus là Con Ðức Chúa Trời, thì Ðức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Ðức Chúa Trời. 16Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Ðức Chúa Trời đối với chúng ta. Ðức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Ðức Chúa Trời, và Ðức Chúa Trời ở trong người ấy. 17Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy. 18Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương. 19Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước. 20Vì có ai nói rằng: Ta yêu Ðức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Ðức Chúa Trời mình chẳng thấy được. 21Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Ðức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình." (1 John 4:12-21)

Chúng ta hãy khảo sát những ý niệm chính mà Giăng đã bày ra trong đoạn Kinh thánh trên.

NẾU CHÚNG TA YÊU NHAU

12Chưa hề có ai thấy Ðức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Ðức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta. … 16ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Ðức Chúa Trời, và Ðức Chúa Trời ở trong người ấy. … 20Vì có ai nói rằng: Ta yêu Ðức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối;21Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Ðức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình. (1 John 4:12,16,20,21)

Dòng tư tưởng trong đoạn thơ Giăng ở trên dường như nói với chúng ta rằng sự cứu rỗi tùy thuộc vào khả năng của chúng ta để yêu thương các tín hữu khác. Chúng ta đã thảo luận sâu xa về đề tài này trong 1 John 2:9-11, 3:10-11, và 4:8. Sự nhấn mạnh của Giăng về tình yêu ở đây không có tính cách như một lời khuyên nhủ, nhưng như một điều răn rằng nếu chúng ta không làm theo thì có thể mất sự cứu rỗi: “Vì có ai nói rằng: Ta yêu Ðức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối” (câu 20).

BỞI ĐIỀU NÀY

13Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta. (1 John 4:13)

Bằng cách nào Giăng biết ông đã được Chúa ban Đức Thánh Linh? Qua một cảm giác? Một từng trải? Hay là vì ông đã vâng theo mệnh lệnh yêu thương? Tôi thì khác, tôi không ỷ lại vào những tình cảm đó, hay sự vững tâm rằng mình thỏa được mệnh lệnh yêu thương. Thay vào đó, tôi tin rằng sở dĩ mình được ban Đức Thánh Linh là vì Chúa đã hứa với tôi.

… nên Giăng cất tiếng nói cùng mọi người rằng: Phần ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; song có một Ðấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài. Chính Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Ðức Thánh Linh và bằng lửa. (Luke 3:16)

7Dầu vậy, ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Ðấng Yên ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến.; (John 16:7)

13Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chơn thật, là đạo Tin Lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Ðức Thánh Linh là Ðấng Chúa đã hứa (Ephesians 1:13)

Tìm dấu hiệu của sự ban cho Đức Thánh Linh qua cảm xúc hoặc từng trải là điều chúng ta phải cẩn thận, vì những điều đó chỉ thoáng qua và không đáng tin cậy. Nhưng lời Chúa thì đáng tin cậy vì lời Ngài là Đấng thành tín.

… nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được. (2 Tim 2:13)

Người công bình sẽ sống bởi đức tin.

XƯNG GIÊ-SU LÀ CON TRỜI

15Ví bằng có ai xưng Ðức Chúa Jêsus là Con Ðức Chúa Trời, thì Ðức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Ðức Chúa Trời. (1 John 4:13)

Đoạn Kinh thánh trên có thể đã dựa trên lời Chúa Giê-su đã phán trong các sách tin lành Ma-thi-ơ và Lu-ca.

32“Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời; 33còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời. (Matthew 10:32-33)

8“Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước một thiên hạ, thì Con người cũng sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Ðức Chúa Trời. 9Nhưng ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì họ sẽ bị chối trước mặt thiên sứ của Ðức Chúa Trời. (Luke 12:8)

Tôi hầu như có thể quả quyết rằng khi phán những lời này, Chúa Giê-su đã nhắm vào các lãnh đạo tôn giáo, hay những người tự hào về khả năng giữ luật pháp của thời Cựu Ước. Những người này có thể phải chịu nhiều mất mát trong cộng đồng tôn giáo của họ. Ni-cô-đem là một thí dụ điển hình. Là một lãnh đạo tinh thần, ông có thể bị lộ diện dù đến gặp Chúa trong đêm tối để hỏi Ngài về sự cứu rỗi. Vì biết rõ yếu điểm của mỗi người, Chúa Giê-su luôn luôn có thể đem họ đến sự thử thách để họ thấy rõ tình trạng hư mất của mình. Vì thế, tôi không tin đây là điều kiện của sự cứu rỗi có thể áp dụng cho toàn thể nhân loại bởi vì chính ma quỷ hoặc người bị quỷ ám cũng nhìn nhận Chúa Giê-su là Con Trời (James 2:19; Acts 16:16-18).

Chúng ta đã bàn thảo về đề tài này khi học các câu 1 và 2 trong cùng chương này.

MẠNH BẠO TRONG NGÀY ĐOÁN XÉT

16Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Ðức Chúa Trời đối với chúng ta. Ðức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Ðức Chúa Trời, và Ðức Chúa Trời ở trong người ấy. 17Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy. (1 John 4:13)

Sự “mạnh bạo trong ngày xét đoán” mà Giăng nói đến ở đây thì đặt nền tảng trên một ý niệm chủ quan là một người có đang “ở trong sự yêu thương” hay không. Tin lành mà Giăng đang giảng ở đây thì tùy thuộc vào sự tôi có ở trong sự yêu thương hay không thay vì tùy thuộc vào Đấng Christ, là Đấng duy nhất có thể cứu chúng ta trọn vẹn. Bạn có thể quả quyết rằng bạn đang sống trong sự yêu thương? Sứ đồ Phi-e-rơ cho là không, vì cách ông trả lời Chúa Giê-su khi Ngài hỏi ông về sự ông có đang ở trong sự yêu thương hay không (John 21:15-17).

Sự vững lòng của chúng ta trong ngày xét đoán phải được đặt nền tảng trên một điều gì đó vững bền hơn một xúc cảm về sự yêu thương. Có thể có người định nghĩa tình yêu là một hành động hơn là một cảm xúc, nhưng kết cuộc chúng cũng chẳng có gì khác nhau.

Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi. (1 Cor 13:3)

Một hành động dầu có vẻ yêu thương không hẳn là bằng chứng nó đến từ lòng yêu thương.

Theo 1 John 4:21, khi Giăng đòi hỏi bạn “ở trong sự yêu thương,” ông ám chỉ bạn phải “yêu anh em mình.”

Tôi chỉ có thể trông cậy vào tình yêu của Chúa chứ không thể nào cậy vào tình thương của chính mình.

Có ai trong chúng ta có thể tự xưng là “Chúa thể nào” thì tôi cũng thể ấy? Giả sử chúng ta cho rằng Giăng chỉ nói rằng chúng ta chỉ hãy yêu thương như Chúa đã yêu. Vậy tôi có thể đặt lại câu hỏi: Có ai trong chúng ta có thể tự xưng mình yêu thương như Chúa đã yêu?

Nếu “ở trong sự yêu thương”“Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy” là những điều kiện tiên quyết thì chẳng ai có thể có lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán.

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen

Filed under: , and