1 Giăng 2:7-27

Điều răn cũ. Định nghĩa tình yêu.

Kinh thánh chứa đựng nhiều dữ kiện khác nhau. Một phần thì gồm những dữ kiện có tính cách lịch sử cho chúng ta thấy bối cảnh, một phần gồm những lời khuyên dạy làm lành và lánh dữ, và phần cuối, đối với tôi là có giá trị nhất, chứa đựng những điều mà tôi gọi là chân lý nền tảng bày tỏ sự cứu rỗi và phúc âm của Chúa Giê-su. Nhiều người cho rằng thư của Giăng là thuộc vào phần thứ nhì là những lời khuyên nhủ. Tôi không đồng ý. Tôi nghĩ rằng phần lớn điều ông viết dầu có vẻ là những điều khuyên nhủ nhưng thực ra là những định nghĩa về sự cứu rỗi không phù hợp với phúc âm.

ĐIỀU RĂN CŨ

7Hỡi kẻ rất yêu dấu, ấy chẳng phải là điều răn mới mà ta viết cho anh em, bèn là điều răn cũ anh em đã nhận lấy từ lúc ban đầu; điều răn cũ nầy tức là lời anh em đã nghe.” (1 John 2:7)

Tiếp theo sau đó, Giăng diễn tả thêm ý nghĩa của “điều răn cũ” :

9Kẻ nào nói mình trong sự sáng, mà ghét anh em mình thì còn ở trong sự tối tăm. 10Ai yêu mến anh em mình thì ở trong sự sáng, nơi người đó chẳng có điều chi gây cho vấp phạm. 11Nhưng ai ghét anh em mình, thì ở trong sự tối tăm, làm những việc tối tăm, và không biết mình đi đâu, vì bóng tối tăm đã làm mù mắt người.” (1 John 2:9-11)

Tôi giả định rằng đó là điều mà Giăng đã nhớ từ lời phán của Chúa Giê-su khi còn dưới thế:

37Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. 38Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. 39Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. 40Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra. (Matthew 22:37-40)

Sự khác biệt giữa hai mệnh lệnh yêu thương của Giăng và Chúa Giê-su là mệnh lệnh của Chúa thì nhắm vào những người còn sống dưới luật pháp của thời Cựu Ước, trong khi mệnh lệnh của Giăng lại nhắm vào người đã tin Chúa. Chẳng những chúng khác nhau về đối tượng, mà còn có những mục đích khác nhau nữa.

Mục đích của mệnh lệnh yêu thương của Chúa Giê-su là để đẩy họ đến với thập giá, và cũng là để mở mắt cho họ thấy họ không thể nào thỏa được mệnh lệnh yêu thương đó.

Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Ðấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. (Galatians 3:24—KJV)

Mệnh lệnh yêu thương của Giăng nhắm vào những người đã tin Chúa rồi và đòi hỏi họ phải làm điều mà chính Chúa Giê-su biết họ không làm được.

ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU

Dạng agapaō của chữ “yêu” được dùng trong cả hai mệnh lệnh yêu thương của Giăng và Chúa Giê-su. Agapaō là cao trọng nhất trong các loại tình yêu, và Chúa Giê-su đã dùng từ đó hai lần khi hỏi Phi-e-rơ: “Phi-e-rơ, con có yêu - agapaō - ta không?”, và cả hai lần ông trả lời rằng ông chỉ có thể philéo Chúa thôi. Đó là một loại tình yêu của bạn hữu không bằng tình yêu cao thượng nhất là agapaō.

Qua cuộc đối thoại giữa hai người, chúng ta có thể kết luận rằng sự khác biệt giữa agapaōphiléo là đáng kể. Vì nếu chẳng vậy, thì tại sao Phi-e-rơ lại lưỡng lự không thể nói rằng ông agapaō được Chúa Giê-su? Ai trong vòng chúng ta có thể nói rằng mình có thể làm được hơn Phi-e-rơ, rằng chúng ta có thể agapaō Chúa?

Làm sao Giăng lại có thể đòi hỏi người tín hữu làm được điều mà chính sứ đồ Phi-e-rơ từ chối không chịu làm vì ông biết đó là điều ngoài sức của ông? Phản ứng của tôi đối với “điều răn cũ” của Giăng phải là điều hiển nhiên. Điều đáng ghi nhận là động từ yêu thương dùng trong điều răn cũ của Giăng là agapaō, cũng là động từ được dùng trong mệnh lệnh yêu thương nguyên thủy của Chúa Giê-su. Mục tiêu chính của mệnh lệnh đó là đánh tan mọi kỳ vọng rằng loài người hư mất có thể đạt được sự toàn hảo của Đức Chúa Trời.

KẾT LUẬN

Phần còn lại của chương 2 chỉ chứa đựng những giảng dậy tổng quát về nếp sống của người tin Chúa, vì thế tôi nghĩ mỗi người cứ tự học hỏi cho chính mình. Mỗi người cứ nhờ Thánh Linh hướng dẫn để sống tùy theo hoàn cảnh và kinh nghiệm sống của riêng họ.

Có một điều chúng ta cứ phải nhắc đi nhắc lại là chúng ta không thể cậy vào luật pháp dưới bất cứ hình thức nào để duy trì mối liên hệ với Chúa. Đây là đặc tính nền tảng và quan trọng nhất trong GIAO ƯỚC MỚI. Chúng ta cũng phải cảnh giác về khuynh hướng dễ bị cám dỗ trở về với luật pháp. Nếu luật pháp không thể mang lại sự cứu rỗi thì chúng ta cũng không thể nhờ nó mà sống như đã được bày tỏ trong Romans 7:8-10. Thay vì giúp chúng ta nhìn lên Chúa Giê-su là khởi đầu và thành toàn của đức tin, luật pháp lại có khuynh hướng lôi kéo chúng ta nhìn vào chính mình để tìm cách đạt được điều mà vì nó Chúa Giê-su đã phải chết trên thập giá.

Tôi e rằng Giăng, người tôi giả định là tác giả của thư này, đã không thấu hiểu tầm quan trọng của phúc âm Tân Ước.

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen

Filed under: , and