Phao-lô Viết Gì Về Phép Báp-têm?

Sứ điệp của Phao-lô đặc biệt nhắm vào người không thuộc gốc Do-thái, họ không sống nhờ những nghi lễ tẩy rửa. Ông giải thích cho họ -những người ngoại này- rằng chỉ có một báp-têm được thực hiện bởi Đức Thánh Linh để hội nhập những kẻ tin vào một thân thể của Đấng Christ. Mục vụ của Phao-lô không có phép báp-têm bằng nước vì người ngoại không cần nó để chấm dứt mối liên hệ với luật pháp Môi-se. Họ cần bắt đầu một mối liên hệ với Đức Chúa Trời Hằng Sống.

Một người bạn thân mến, Doug Olsen ở trang mạng myredeemer.org, cho phép tôi đăng ở đây một bài viết rất hữu ích về một đề tài quan trọng là phép báp-têm.

Phao-lô Là Sứ Đồ Cho Người Ngoại

Sứ đồ Phao-lô được cử đến cho người ngoại còn Phi-e-rơ và các sứ đồ khác thì đến với người Do-thái.

7 Trái lại, họ thấy sự giảng Tin Lành cho kẻ không chịu phép cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu phép cắt bì đã giao cho Phi -e-rơ vậy, 8 vì Ðấng đã cảm động trong Phi -e-rơ để sai người làm sứ đồ cho những kẻ chịu cắt bì, cũng cảm động trong tôi để sai tôi làm sứ đồ cho dân ngoại, 9 và nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì Gia-cơ, Sê-pha, Giăng là những người được tôn như cột trụ, trao tay hữu giao kết với chúng tôi, tức là Ba-na-ba và tôi, hầu cho chúng tôi đi đến cùng dân ngoại, còn các người ấy thì đến cùng những kẻ chịu phép cắt bì. (Galatians 2:7-9)

Phép Báp-têm Không Phải Là Một Phần Trong Phúc Âm Cho Người Ngoại

Tuy nhiên, sứ điệp của Phao-lô, cho người ngoại, không bao gồm phép báp-têm. Những người Do-thái đã sống dưới luật pháp hằng mấy trăm năm với những lễ rửa (mà những lễ đó là hình bóng của sự sẽ đến của Đấng Mê-si) cần một lễ rửa cuối cùng. Nhưng người ngoại không cần những nghi lễ đó. Họ cần một mối liên hệ với Đức Chúa Trời mà không cần các lễ nghi tôn giáo.

14 Tôi tạ ơn Ðức Chúa Trời, vì ngoài Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi chưa từng làm phép báp tem cho ai trong anh em, 15 hầu cho chẳng ai nói rằng anh em đã nhơn danh tôi mà chịu phép báp tem. 16 Tôi cũng đã làm phép báp tem cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà đó, tôi chẳng biết mình đã làm phép báp tem cho ai nữa. 17 Thật vậy, Ðấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-tem đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Ðấng Christ ra vô ích.(1 Corinthians 1:14-17)

Nhưng Thực Ra Phao-lô Đã Báp-têm Người Ngoại Ở Cô-rin-tô Phải Không?

Có lẽ, nhưng không nhất thiết điều đó đã xảy ra. Chuyện kể về sự ông ở thành Cô-rin-tô được tìm thấy trong Công-vụ đoạn 18. Đoạn đó đã khởi đầu viết rằng Phao-lô đến thành để viếng vài người bạn Do-thái đã thoát khỏi thành Rô-ma.

1 Rồi đó, Phao-lô đi khỏi thành A-thên, mà tới thành Cô-rinh-tô. 2 Tại đó, người gặp một người Giu-đa, tên là A-qui-la, quê ở xứ Bông, mới từ nước Y-ta-li đến đây với vợ mình là Bê-rít-sin, bởi vì vua Cơ-lốt có chỉ truyền mọi người Giu-đa phải lánh khỏi thành Rô-ma; Phao-lô bèn hiệp với hai người. 3 Vì đồng nghề, nên Phao-lô ở nhà hai người mà làm việc chung nhau; vả, nghề các người đó là may trại. (Acts 18:1-3)

Trong sách Rô-ma, Phao-lô tuyên bố rằng sự khao khát của lòng ông là dân tộc ông cũng được sự cứu rỗi. Theo lời kể câu chuyện này trong Công-vụ đoạn 18, Phao-lô đã giảng đạo cho những người trong nhà hội -chắc chắn là để chiêu mộ người Do-thái; nhưng cũng có sự hiện diện của những người ngoại. Và vào thời điểm này (Acts 18:6) ông trở nên bực bội và bắt đầu dời trọng tâm từ người Do-thái đến người ngoại.

4 Hễ đến ngày Sa-bát, thì Phao-lô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giu-đa và người Gờ-réc. 5 Khi Si-la và Ti-mô-thê từ xứ Ma-xê-đoan đến, thì Phao-lô hết lòng chuyên lo về sự giảng dạy, làm chứng với người Giu-đa rằng Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Christ. 6 Nhưng, vì chúng chống cự và khinh dể người, nên người giũ áo mình mà nói rằng: Ước gì máu các ngươi đổ lại trên đầu các ngươi! Còn ta thì tinh sạch; từ đây, ta sẽ đi đến cùng người ngoại. 7 Phao-lô ra khỏi đó, vào nhà một người tên là Ti-ti-u Giút-tu, là kẻ kính sợ Ðức Chúa Trời, nhà người giáp với nhà hội. (Acts 18:4-7)

Một trong những người mà Phao-lô báp-tem (được ghi nhận trong 1 Corinthians 1:14-16) là Crispus. Ông hẳn phải là người Do-thái vì ông là trưởng nhà hội!

Bấy giờ Cơ-rít-bu, chủ nhà hội, với cả nhà mình đều tin Chúa; lại có nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-tem. (Acts 18:8)

Ở đây, được viết rằng nhiều người Cô-rin-tô tin và được báp-têm. Vì Phao-lô nói rằng ông chỉ báp-têm Crispus, Gaius và gia đình Stephanas, vậy hẳn phải có những người khác cử hành lễ báp-têm. Có lẽ Gai-út và Stephanas là người ngoại -chúng ta không biết rõ lắm. Nhưng điều chúng ta biết chắc chắn là phúc âm của Phao-lô là cho người ngoại và không bao gồm phép báp-têm (1 Corinthians 1:17).

Quyết Định Của Phao-lô Về Phép Báp-têm

Trong 1 Corinthians 1:17, Phao-lô nhận diện hai phần tử gây trở ngại cho thập tự giá của Đấng Christ. Phần tử thứ nhất là tài giảng luận hùng hồn. Nó nâng người giảng lên trên Đấng Cứu Thế. Ông muốn những lời của ông cứ đơn sơ hầu cho mọi người có thể hiểu được -đó là sự cứu rỗi của họ chỉ nương hoàn toàn trên quyền năng của Đức Chúa Trời (2 Corinthians 2:1-5).

Phần tử kia là phép báp-têm. Ông nhận thấy rằng nó gây sự chia rẽ trong hội thánh (1 Corinthians 1:10-17). Các tín đồ trở thành môn đệ của A-pô-lô và Phi-e-rơ và Đấng Christ. Sứ mạng của Phao-lô là mang mọi người đến sự hiệp nhất trong đức tin trong Đấng Christ.

Bài kế: Phép Báp-têm Có Trọng Yếu Không?

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen