Lịch Sử Phép Báp-têm

Đa số chúng ta nghĩ rằng phép báp-têm khởi đầu với Đại Mệnh Lệnh. Nhưng thực ra, phép này đã bắt nguồn từ luật của thời Cựu Ước về các phép rửa. Có những phép rửa cho hầu như mọi sự từ rửa meo mốc trên tường, đến tẩy rửa sau khi sinh nở, đến sự tíếp nhận người hủi trở về với cộng đồng.

Một người bạn thân mến, Doug Olsen ở trang mạng myredeemer.org, cho phép tôi đăng ở đây một bài viết rất hữu ích về một đề tài quan trọng là phép báp-têm.

Phép Báp-têm bắt nguồn từ Luật Pháp của người Do-thái

Không sớm thì muộn, bất kể chúng ta cẩn thận giữ cho sạch sẽ một điều gì đó, mọi sự thế nào cũng trở nên nhơ bẩn. Chúa đã ban cho một số những tiêu chuẩn để bày tỏ nguyên tắc này. Những tiêu chuẩn đó, Luật Lê-vi, cung cấp những cách thức nhận diện sự nhơ bẩn -không sạch sẽ- và những thủ tục về lễ rửa. Sự tẩy rữa, hoặc báp-têm, là cho mọi sự từ mốc trên tường (Leviticus 14:33-53), đến sự tẩy rửa sau kỳ sinh nở (Leviticus 12:1-8), đến sự tiếp nhận một “người cùi” đã được lành trở về với cộng đồng (Leviticus 13:1-36, Leviticus 14:1-32). Do đó khi dân chúng thấy Giăng làm phép báp-têm ở sông Giô-đanh, họ tưởng rằng ông chỉ đang theo những truyền thống về sự tẩy rửa.

23Giăng cũng làm phép báp tem tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báp tem. 24Bấy giờ Giăng chưa bị bỏ vào ngục.
25Vả, môn đồ của Giăng có cãi lẫy với một người Giu-đa về lễ tinh sạch.
26Họ đến cùng Giăng và nói rằng: Thưa thầy, kìa, người ở cùng thầy bên kia sông Giô-đanh, mà thầy đã làm chứng cho, bây giờ đương làm phép báp tem, và ai nấy đều đến cùng người. 27Giăng trả lời rằng: Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được. 28Chính các ngươi làm chứng cho ta rằng ta đã nói: Ấy không phải ta là Ðấng Christ, nhưng ta đã được sai đến trước Ngài. (John 3:22-28)

Giăng vội sửa sai những khách bàng quang khi họ đang so sánh điều ông đang làm với một biến cố gần đó đang có nhiều người chứng kiến.

Chúa Giê-su Dùng Những Bình Rửa

Vì những sự tẩy rửa này là thông lệ trong khung cảnh đó, chúng ta không lấy làm lạ là Chúa Giê-su đã làm phép lạ đầu tiên dùng những bình cho nghi lễ tẩy rửa gần đó để chứa nước mà Ngài đã hóa thành rượu.

6Vả, tại đó có sáu cái ché đá, định dùng về sự rửa sạch cho người Giu-đa, mỗi cái chứa hai ba lường nước. 7Ðức Chúa Jêsus biểu họ rằng: Hãy đổ nước đầy những ché nầy; thì họ đổ đầy tới miệng. 8Ngài bèn phán rằng: Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc. Họ bèn đem cho. 9Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ), bèn gọi chàng rể, 10mà nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ. (John 2:6-10)

Luật về sự tẩy rửa, cùng với các luật khác, được tuân theo hằng năm vì thực ra chúng không có thể làm cho một người được sach -vì không cất đi được tội lỗi. Luật pháp chỉ là hình bóng -giống như bóng chồng của thiếu phụ Nam Xương- để nói về cách nào Đấng Chrít sẽ thanh toán vấn đề tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả.

16Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, 17ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Ðấng Christ. (Colossians 2:16-17)

Hình Thật Vượt Qua Khỏi Bóng Mờ

Hệ thống luật pháp trước hết chỉ cách nhận diện những vi phạm về sự thanh sạch. Sau đó người thầy tế lễ xem xét tình trạng để xác định sự hiện diện của sự ô uế và cung cấp chỉ dẫn về sự tẩy rửa. Sau đó, khi sự rửa vật chất được hoàn tất và sự ô uế được tẩy trừ, thêm những thủ tục nữa được thi hành để thỏa sự rửa về phần nghi lễ. Khi mọi sự được hoàn tất, thầy tế lễ cuối cùng có thể tuyên bố rằng mọi sự đã được tinh sạch.

Nhìn lại quá khứ với “thị giác 20/20,” sự song song trở nên rõ ràng. Luật pháp (dù viết trên bảng đá cho người Do-thái hoặc trong tim cho cả nhân loại) cáo buộc mọi người về sự không công bình, về một tình trạng hư mất. Con người có thể chọn để đi theo Thầy Tế Lễ thực để được tẩy rửa khỏi mọi điều gian ác và được hưởng sự sống đời đời. Cũng cùng một Thầy Tế Lễ đó -Chúa Giê-su- đã ban cho luật pháp, xem xét, rưới xuống và tuyến bố -và còn tuyên bố mãi- người đó được kể là công chính.

Một Sự Trớ Trêu Lạ Kỳ

Chúa Giê-su khởi đầu mục vụ với một phép lạ -hóa nước ra rượu. Bạn có thể tự hỏi, “Tại sao trong câu chuyện này lại có sáu bình bằng đá để tẩy rửa?”

  • Sáu là con số tượng trưng cho loài người -được dựng nên trong ngày thứ sau.
  • Cái bình tượng trưng cho thân thể phàm tục của loài người.
  • Đá tượng trưng cho Đức Chúa Trời.
  • Đất sét là chất liệu mà từ đó họ được tạo dựng nên.

Tất cả những điều này là để bày tỏ rằng chiếc bình sẽ được dùng cho sự tẩy rửa cuối cùng sẽ đến trong hình ảnh của một người. Mà người đó sẽ là Đức Chúa Trời -đá. Nếu một người có thể tự tẩy rửa, thì hẳn chiếc bình đó phải làm bằng đất sét. Nhưng Chúa Giê-su là Vầng Đá mà trên đó hội thánh được dựng xây.

Ngài hóa nước thành rượu vì nước không đủ để rửa sạch. Nhớ lại trong buổi tiệc ly khi Chúa Giê-su giải thích rượu tượng trưng cho huyết Ngài? Sự tẩy rửa phải được hoàn tất bằng máu. Khi mẹ Ngài bảo Ngài hãy làm thêm rượu, câu trả lời của Chúa thật rõ ràng: “Giờ Ta chưa đến.” Vì còn vài năm nữa trước khi Ngài lên thập tự giá.

Thật trớ trêu rằng mục vụ của Chúa khởi đầu trong một tiệc cưới khi Ngài hóa nước thành rượu. Và trong ngày cuối -khi vì sự gian ác của chúng ta mà bị thương (Isaiah 53:5)- từ thân thể Ngài -bình rửa chân thật- chảy ra hai dòng suối. Đi theo thứ tự đảo ngược -nước chảy ra trước rồi huyết theo sau- để tỏ ra rằng mọi sự đã được trọn. Mục vụ của Chúa khởi đầu trong sự vui mừng của một tiệc cưới; còn chúng ta bây giờ hướng dến tương lai về hôn lễ của chính chúng ta -là nàng dâu của Chúa!

Bài kế: Bốn Mục Đích Của Phép Báp Têm

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen