Ngụ Ngôn Quản Gia Bất Nghĩa

Chỉ Chúa có quyền tha nợ.

Dưới đây là tóm tắt bài học Chúa nhật tuần qua dựa theo Ngụ Ngôn Người Quản Gia Bất Nghĩa trong sách Lu-ca chương 16. Bài học này sẽ cho chúng ta biết người quản gia bất nghĩa này là biểu tượng cho ai, và ý nghĩa của những món nợ, sự người quản gia giảm nợ cho những con nợ, và hậu quả của sự giảm nợ đó. Bài viết dựa trên ngụ ngôn này đã được viết vào tháng 5, 2015, nhưng từ khi ấy tôi đã được trưởng thành nhiều trong Giao Ước Mới, nên sự viết lại bài này là điều cần thiết.

1. LU-CA 16:1-12

1Ðức Chúa Jêsus lại phán cùng môn đồ rằng: người giàu kia có một quản gia bị cáo với chủ rằng người tiêu phá của chủ.  2Vậy, chủ đòi người đó mà nói rằng: Ta nghe nói về ngươi nỗi chi? Hãy khai ra việc quản trị của ngươi, vì từ nay ngươi không được cai quản gia tài ta nữa.  3Người quản gia tự nghĩ rằng: Chủ cách chức ta, ta sẽ làm gì? Làm ruộng thì ta không có sức làm nổi, còn đi ăn mày thì hổ ngươi. 4Ta biết điều ta sẽ làm, để khi bị cách chức, có kẻ tiếp rước ta về nhà.  5Ngài ấy bèn gọi riêng từng người mắc nợ chủ mình đến, và hỏi người thứ nhứt rằng: Ngươi mắc nợ chủ ta bao nhiêu?  6Trả lời rằng: Một trăm thùng dầu. Quản gia nói rằng: Hãy cầm lấy từ khế, ngồi xuống đó, viết mau: Năm chục.  7Rồi hỏi người kia rằng: Còn ngươi, mắc bao nhiêu? Trả lời rằng: Một trăm hộc lúa mì. Quản gia rằng: Hãy cầm lấy tờ khế và viết: Tám chục.  8Chủ bèn khen quản gia bất nghĩa ấy về việc người đã làm khôn khéo như vậy. Vì con đời nầy trong việc thông công với người đồng đời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng.  9Còn ta nói cho các ngươi: Hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn, để khi của ấy hết đi, họ tiếp các ngươi vào nhà đời đời.  10Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc rất lớn.  11Vậy nếu các ngươi không trung tín về của bất nghĩa, có ai đem của thật giao cho các ngươi?  12Nếu các ngươi không trung tín về của người khác, ai sẽ cho các ngươi được của riêng mình?”

According to this parable, a manager is about to be fired because he failed to perform his assigned duties. He reduced the debtor who owed ten to eight, and another to five. He did it with the intention of gaining their favor if his job was terminated.

2. TẠI SAO CHỦ LẠI KHEN NGỢI?

Thực ra sự khen ngợi của người chủ chỉ là một sự mỉa mai, vì những dấu hiệu sau đây.

  • Chúa phân ra hai hạng người, “con đời này,”“con sáng láng,” và rõ ràng là Ngài liệt ông vào hạng *“con đời này.”**
  • Người này theo cách thức của thế gian để mua không chỉ những sự của đời này, mà cả “nhà đời đời” nữa. Đối với người theo Phật giáo thì nhà đời đời đó có thể là cõi Niết Bàn, với những người vô tín thì cho đến hậu tự của họ mãi về sau. Mỗi người, mỗi tôn giáo, đều có cái nhìkhác nhau về cõi đời đời. Nhưng nhà đời đời của Chúa thì không ai có thể mua được, mà chỉ được ban cho qua đức tin.
  • Người không trung tín về những trách nhiệm trong thế gian này thì không thể nào được Chúa ban cho “của thật,” tức là phúc âm, là tin mừng cứu rỗi.

Do đó sự khen ngợi của chủ chỉ là một lời mỉa mai rằng họ chỉ khôn ngoan về đời này mà thôi, còn những “con sáng láng” thì được sự khôn ngoan từ nơi Chúa.

3. LUẬT PHÁP PHA-RI-SI

Chúa đã ban cho dân Do-thái Mười Điều Răn cùng bộ luật pháp Môi-se để làm “thầy giáo đặng dẫn họ đến Đấng Christ. (Ga-la-ti 3:24)” Nhưng vì họ phạm tội cùng Chúa, nên Ngài bắt họ phải đi đầy ở xứ Ba-by-lôn. Ở đó, trong gần 70 năm, người Do-thái dưới sự lãnh đạo của người Pha-ri-si đã có nhiều thời gian để suy gẫm về sự phạm tội của họ. Do đó, họ đã quyết rằng khi được Chúa cho trở về quê hương xứ sở, họ sẽ làm sao đề không phạm tội cùng Ngài nữa.

Thế là bộ luật pháp của người Pha-ri-si được ra đời (the Pharasaical Law) gồm những điều luật như một hàng rào bao chung quanh luật pháp Môi-se. Nếu họ có phạm điều chi, thì chỉ động đến luật Pha-ri-si mà không động đến luật của Môi-se, như vậy họ sẽ tránh phải bị lưu đầy một lần nữa. Nhưng đây chỉ là sự tính toán của “con đời này” mà thôi.

Trong sự ban bộ luật Pha-ri-si, họ đã xử sự giống người quản gia bất nghĩa trong ngụ ngôn. Mười Điều Răn và bộ luật Môi-se đòi hỏi từ người Do-thái mười phần, thì bộ luật Pha-ri-si chỉ đòi một phần nhỏ của mười phần đó. Thí dụ như về điều răn thứ bốn về ngày Sa-bát: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. (Xuất 20:8),” thì trong sách luật Talmud bản Soncino trang 759 tiểu mục 149a, ghi rằng để giữ ngày Sa-bát thì không được nhìn vào gương treo trên tường, không được đốt một ngọn đèn sáp, nhưng được mướn một người ngoại để đốt đèn đó, và được bán một trứng gà đẻ trong ngày Sa-bát cho người ngoại. Nếu giữ được những điều đó thì được kể như đã làm thỏa được điều răn của Chúa.

Một điều nữa đáng ghi nhận là sau nhiều thế hệ sống dưới luật pháp của người Pha-ri-si, họ coi những luật đó còn trọng hơn luật pháp Môi-se và Mười Điều Răn.

4. NGƯỜI PHA-RI-SI VÀ QUẢN GIA BẤT NGHĨA

Người quản gia cắt nợ của những người thiếu nợ thể nào, thì người Pha-ri-si cũng hạ bớt tiêu chuẩn tối cao của Đức Chúa Trời. Các bạn có thể nêu lên câu hỏi: “Vậy thì điều đó có liên hệ gì đến phúc âm và sự cứu rỗi?” Chắc chắn phải có vì ít nhất một lý do chính yếu, là điều chi Chúa Giê-su phán qua ngụ ngôn đều có một tầm mức quan trọng như nhau, và mọi sự dạy dỗ qua ngụ ngôn đều nói về phúc âm cứu rỗi.

Sự giảm nợ của người quản gia có hiệu quả khiến người có nợ không thấy rõ tầm mức của sự nợ nần của họ. Sự hạ tiêu chuẩn của Chúa từ luật pháp Môi-se xuống luật của người Pha-ri-si cũng khiến người có tội không thấy sự tình trạng tội lỗi của họ.

Ga-la-ti 3:24 viết, “Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Ðấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình.”

Nếu không thấy sự đáng sợ của luật pháp, như sự đáng sợ của khung cảnh xung quanh núi Si-nai khi Môi-se mang xuống từ trên núi Mười Điều Răn trên hai bảng đá, đến nỗi thú vật cũng phải kinh hãi, thì họ sẽ không mở mắt để thấy đạo ân điển của Chúa, đó là đạo trong Đấng Christ.

5. KẾT LUẬN

E rằng sự giảm bớt mức độ nghiêm trọng của luật pháp Cựu Ước không phải chỉ giới hạn dưới ảnh hưởng của người Pha-ri-si, mà ngày nay trong Tân Ước, nhiều người cũng tìm cách làm giảm hiệu lực của luật mới là luật của Thánh Linh sự sống nhận được bởi đức tin nhờ ân điển. Họ làm giảm hiệu lực của đạo ân điển như thế nào? Bằng cách đem tín hữu trở về với luật pháp của thời Cựu Ước.

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen

Filed under: , , , , and