Sự Vâng Phục

“Tin cậy vâng lời, Nào nhờ cách gì trong đời, Muốn hưởng phước thiên thượng ai ơi! Hằng duy tin cậy vâng lời.”

Một số đoạn Kinh thánh có chứa đựng chữ vâng lời nhưng không có đoạn nào được nhớ đến nhiều bằng phần điệp khúc trong bản Thánh Ca Trông Cậy Vâng Lời. Bài viết này nhắm vào mục đích cho thấy có hai cách giải nghĩa và áp dụng chữ vâng lời, một là về sự vâng lời trong việc chống trả tội lỗi, hoặc làm việc lành—phổ thông nhất, và là loại vâng lời mà tôi gọi là “sơ học”—, và một ý nghĩa khác là sự vâng lời bằng cách đặt niềm tin nơi Đấng Christ—ít khi được nói đến so với cách giải thích kia.

Sự vâng lời và luật pháp

Mặc dầu có nhiều điều đòi hỏi ở chúng ta sự vâng lời, dường như sự vâng lời liên hệ đến vấn đề tội lỗi có vẻ là điều người ta lo lắng đến nhiều nhất; tội lỗi bởi sự làm hoặc không làm một điều gì đó.

Nhiều nỗ lực được tận dụng để kềm hãm xác thịt, để tránh phạm tội được chừng nào hay chừng nấy. Nhưng trải qua nhiều thời đại, những nỗ lực đó đã đạt được bao nhiêu thành quả? Những tín hữu có giảm bớt sự phạm tội chăng? Số lượng của những tài liệu nhắm vào việc kềm hãm xác thịt cho thấy nếu đây không phải là một cuộc chiến đang tiến đến hồi thất bại thì chắc cũng không có dấu hiệu tiến triển tốt đẹp.

Hơn nữa sự vâng lời không thể hiện hữu ở ngoài một hệ thống luật pháp. Một người sống dưới một khuôn khổ nào đó chắc chắn cũng phải đặt mình dưới một hệ thống luật pháp nào đó. Luật đó phân biệt sự tuân theo và sự bất tuân theo. Nó xác định điểm đạt được hoặc thiếu tiêu chuẩn. Một người đến với niềm tin, không từ hệ thống luật pháp của người Do-thái, thì chắc phải ở dưới hệ thống luật pháp của lương tâm (Romans 2:14) có thể gây nhiều trở ngại hơn.

Lối sống này đi ngược lại với sự dạy dỗ của Kinh thánh rằng chúng ta không còn ở dưới luật pháp nữa, mà là dưới ân điển (Romans 6:14), và chúng ta đã chết về luật pháp nhờ sự Chúa chịu chết thay cho chúng ta (Romans 7:4). Romans 7:6 còn nhấn mạnh hơn nữa rằng chúng ta đã “được buông tha khỏi luật pháp”. Và nếu chúng ta theo dõi sát luận lý trong sách này cho đến Romans 8:12 chúng ta sẽ thấy rằng những kẻ đo lường mối liên hệ với Đức Chúa Trời qua luật-pháp/vâng-lời là những kẻ bước đi theo xác thịt.

Đoạn Kinh thánh sau đây giải thích tại sao luật pháp thất bại trong sự kềm hãm xác thịt:

Vì khi chúng ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. (Romans 7:5)

Có một thời chúng ta cần có luật pháp và sự tuân theo để đến với Đấng Christ. Kinh thánh diễn tả chúng ta trong giai đoạn đó như những trẻ thơ phải tuân theo thầy giáo, hoặc người giám hộ, là luật pháp cho đến khi chúng ta đến với niềm tin trong Chúa. Vấn đề như chúng ta đã nhận thấy là hầu hết các tín hữu, là những người đã đến với Đấng Christ rồi, vẫn khăng khăng sống dưới luật pháp, hoặc sự tuân theo những luật pháp đó.

Sự vâng lời là chính đức tin

Tuy nhiên có một sự vâng lời thật tốt hơn rất nhiều, sự vâng lời không bởi động lực của luật pháp, nhưng bởi ân điển qua đức tin. Nó không đòi hỏi nỗ lực vô dụng của xác thịt, nhưng đòi hỏi sự yên nghỉ. Một sự yên nghỉ được ban cho cách vô điều kiện cho những kẻ đến với Đấng Christ đặt niềm tin nơi lời phán của Ngài: “Mọi sự đã được trọn.”

Cả hai phái Calvinists và Armenians đều tin rằng chỉ những ai kiên trì trong sự vâng lời—theo cách sơ học—đến trọn đời mới được vào nước thiên đàng. Sự vâng lời của họ dựa trên sự làm theo những đòi hỏi của luật pháp, không phải sự vâng lời được đề ra trong bài viết này.

Bài viết này đề xướng rằng chính sự đặt niềm tin nơi việc Đấng Christ đã làm trọn là sự vâng lời mà Chúa đã vì đó đến để chịu chết thay. Sự vâng lời này được bày tỏ trong hai đoạn Kinh thánh sau:

. . . nhờ Ngài chúng ta đã nhận lãnh ân điển và chức sứ đồ, để đem mọi dân ngoại đến sự vâng phục của đức tin, vì danh Ngài. (Romans 1:5)

và:

. . . mà bây giờ được bày ra, và theo lịnh Đức Chúa Trời hằng sống, bởi các sách tiên tri, bày ra cho mọi dân đều biết, đặng đem họ đến sự vâng phục của đức tin. (Romans 16:26)

Những đoạn Kinh thánh dưới đây giúp chúng ta thấy rằng chúng ta vâng lời Chúa khi đặt niềm tin vào Đấng mà Ngài đã sai đến: Acts 6:7, Romans 10:16, 2 Thessalonians 1:8, John 3:36, John 6:28-29, 1 Peter 1:2, 1 Peter 1:22, 1 Peter 2:7-8, and Acts 5:32 (xin đến trang mạng này để đọc một bài viết rất sâu sắc giải thich ý nghĩa của “sự vâng phục của đức tin”).

Chúng ta nên tin ai, Calvinists/Armenians hay Kinh thánh? John 3:16 nói rất đơn giản, và đầy quyền năng, thẳng từ miệng Đức Chúa Trời: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.

Đây là sự vâng lời đẹp lòng Chúa. Đây là sự vâng lời sinh bông trái thực. Và chỉ có sự vâng lời này mới đưa chúng ta vào nước thiên đàng. Còn sự vâng lời theo cách sơ học coi chừng lại khiến chúng ta trật phần ân điển vì mọi kẻ theo đó sẽ không tránh khỏi sự thất bại.

Nghi Nguyen

- Scripture quoted by permission. All scripture quotations, unless otherwise indicated, are taken from the NET Bible® copyright ©1996-2006 by Biblical Studies Press, L.L.C. All rights reserved.

Disclaimer: This is my own opinion on the topic, which does not necessarily reflect the church's theology, or beliefs of the individuals in it — Nghi Nguyen

Filed under: , , and