HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM <br /><span style='font-size: 0.7em; font-style: italic; margin-left: 30px;'>San Francisco, California</span>

HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM
San Francisco, California

Dưới đây là một số những bài viết nhắm vào những đoạn hoặc ý niệm trong Kinh Thánh thường bị giải thích sai lạc.

Dĩ nhiên có một số đoạn Kinh thánh khó hiểu đòi hỏi kiến thức về bối cảnh lịch sử và văn hóa, nhưng cũng có dủ những chân lý nền tảng rõ rệt dễ hiểu hầu người tín hữu có thể dựa vào đó mà sống suốt cuộc đời. Tôi thích dùng sự so sánh với một mặt phẳng được xác định bởi ba điểm. Hãy gọi đây là mặt phẳng chân lý. Trong Kinh Thánh chứa đựng rất nhiều hơn chỉ 3 điểm chân lý để xác định chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thường kiểm soát những nhận thức, hoặc phân tích, dùng các điểm đó thì chúng ta không thể nào hiểu sai lời viết trong Kinh Thánh. Và khi đó chúng ta thấy các điểm đều qui về một hướng: Chúa Giê-su.

Vào Nơi An Nghỉ Chúa

9 min read

Chúa đang nghỉ ngơi về việc gì? Nhiều người nghĩ rằng đó là Ngài nghỉ sau sáu ngày sáng tạo thế giới. Thật điều này không thể nào đúng vì Đức Chúa trời không hề mỏi mệt. Chúa làm điều gì cũng có mục đích. Mọi việc Ngài làm trước sự đến của Đấng Christ đều là hình bóng của những việc đến sau Ngài. Dầu Ngài khởi đầu với sự an nghỉ sau khi tạo nên loài người, Ngài vào sự an nghỉ cuối cùng sau khi ban sự cứu rỗi cho họ. Sự nghỉ này bắt đầu vào thời điểm Chúa Giê-su thốt lên lời cuối cùng trên cây thập tự: “Mọi sự đã được trọn.” Chính sự an nghỉ thứ nhì này là nơi Chúa muốn bạn vào với Ngài, nhưng trước hết, bạn phải hiểu đúng ý nghĩa của nó.

Cầu Xin Cha Đổi Lòng

11 min read

Đây là tựa đề của một bài thánh ca phổ thông bày tỏ sự ao ước của một tấm lòng muốn được đổi thay. Lời kêu cầu từ sâu trong đáy lòng của hầu hết các tín hữu là biểu tượng của cái nhìn của họ về phúc âm. Họ muốn được sự đổi thay như thế nào? Bài viết này sẽ trình bày thực chất của vấn đề và đem đến câu trả lời cho nỗi niềm khao khát chính ra đã được Chúa ban trong suối nước hằng sống rồi.

Làm Nên Sự Cứu Chuôc

10 min read

Philippians 2:12 khuyên chúng ta “lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình”, thế là các tín hữu sắn tay áo bận rộn làm việc nọ việc kia. Không những chỉ bận rộn mà thôi, họ còn làm việc trong sự sợ sệt run rẩy nữa. Bài viết này sẽ cho thấy lối giải thích phổ thông về các ý niệm “sợ hãi run rẩy” và “làm nên sự cứu rỗi” là không ổn và trái nghịch với nhiều chân lý khác trong Thánh Kinh.

Từ Bỏ Các Việc Chết

17 min read

Điều dường như chiếm trọn đời sống của người tín hữu là nan đề về tội lỗi, về việc họ không làm những điều nên làm và làm những việc họ không nên làm. Nan đề này cũng được phản ảnh qua đa số những tài liệu dạy dỗ Cơ-đốc nhằm mục đích giải quyết vấn đê dai dẳng này. Nhưng đoạn Kinh thánh chủ đề của bài viết này gọi những nỗ lực đó là điều sơ học dành cho con trẻ, và khuyên chúng ta nên tiến lên mức trưởng thành.

Lột bỏ tánh xác thịt

14 min read

“Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Ðấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta. Anh em đã bởi phép báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại (Colossians 2:11-12—NET).”

Vào Nơi An Nghỉ Chúa

13 min read

Trước khi Chúa-Giê-su trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá, Ngài phán: “Mọi sự đã được trọn.” Cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ sau khi Ngài hoàn tất công cuộc sáng tạo trời đất, Chúa Giê-su cũng nghỉ sau khi Ngài hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Ý Ngài là mọi người được vào nơi an nghỉ của Ngài, nhưng phần lớn các tín hữu không kinh nghiệm được sự an nghỉ đó, con đường theo Chúa của họ vẫn nặng trĩu với những gánh nặng khi họ cố tìm cách đạt được điều mà không những Chúa Giê-su đã làm trọn cho họ, mà chỉ Ngài mới có quyền năng để làm điều đó.

Khi Được Chúa Giải Thoát

27 min read

Matthew 5:48 viết về Chúa như sau: 'Các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.' Do đó, nếu bạn chưa được trọn vẹn thì khi nào bạn sẽ đạt được điều đó? Một buổi nhóm bồi linh nữa? Một tiệc thánh nữa? Một câu Kinh thánh nữa để ghi nhớ? Một linh hồn nữa để đem về với Chúa? Thật vậy, nếu bạn chưa được trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ngay giây phút này, thì bạn sẽ chẳng bao giờ trọn vẹn trước mặt Ngài.

Xuất Ê-díp-tô Ký 19:4-25

13 min read

Chúng ta đã từng nghe nói về Mười Điều Răn, nhưng có ai biết rằng từ nguyên thủy Chúa đã cho dân sự của Ngài một sự lựa chọn giữa luật pháp và ân điển? Khi đưa người Do-thái ra khỏi xứ Ai-cập, Chúa đã gánh họ trên cánh chim ưng. Nói cách khác, Ngài đã giải thoát họ bằng ân điển. Nhưng thay vì thỏa lòng sống trong ân điển Chúa, họ lại muốn sống dưới luật pháp.

Chịu khổ với Chúa

8 min read

Không phải chỉ riêng gì tín hữu đạo Tin Lành mới có khái niệm về sự khổ đau là phương tiện để tấn tới trong đời sống tâm linh. Hầu như mọi tôn giáo đều coi trọng sự xả thân vì đạo. Riêng trong đạo Tin Lành, Kinh thánh nói gì về sự chịu khổ? Chúng ta hãy nhìn sâu vào sự chịu khổ của Đấng Christ để thử nghiệm khái niệm của chúng ta về sự chịu khổ với, hoặc cho, Chúa có thực đúng với ý của sứ đồ Phao-lô khi ông viết đoạn Kinh thánh Romans 8:17 không.